Sơn Son Thếp Vàng – Tinh hoa hội tụ tinh túy của nhiều nghề khác nhau

Nghề sơn son thiếp vàng là tổng hợp của nhiều nghề khác nhau, như biết chế tác trên đá , gỗ , kim loại và cả kiến trúc xây dựng … và có kiến thức về mỹ thuật theo phong cách của từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Nghề này đòi hỏi tính thẩm mỹ cao , sự kiên trì , tỉ mỉ và cả năng khiếu bấm sinh của người thợ.

Sơn son thếp vàng là một nghề cổ truyền thống mà hội tụ tinh túy của nhiều nghề khác nhau.

Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về môn nghệ thuật này và chia sẻ một số làng nghề, cổ vật về ‘ Sơn Son Thếp Vàng ‘. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu hơn về các món đồ đã được thếp vàng và trân trọng cái nghề cao quý này.

Trong nền văn hóa thăng trầm  vài ngàn năm của lịch sử Việt Nam, những vẻ đẹp thể hiện sự văn minh của triều đại , của các vương quốc cứ rực rỡ rồi tàn lụi. Chỉ có những nghệ nhân vô danh, truyền cái tâm , cái tài của mình vào những quý vật , cổ vật  mới lưu lại cho đời những tư tưởng cao đẹp, cái cốt lõi văn hóa , sự vương giả giàu sang của thời đại đó. Sơn son thếp vàng là một trong những nghề cao quý nhất đã thể hiện được những nét văn hóa đó và được truyền đạt, gìn giữ tới bây giờ.

Sơn son thiếp vàng là một nghề cổ, trên thế giới rất nhiều nền văn minh  đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Nghề này đã từng trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng chừng đã mai một nhưng ngày nay đã được hồi phục phát triển tốt , đặc biệt ở các nước phát triển như Nga với Cung điện mùa Đông gần như được dát vàng hoàn toàn , như các nhà thờ ở Barcelona và các chùa lớn ở Ấn Độ hay Thái Lan . Ở Việt Nam cũng được ứng dụng rất nhiều trong Hoàng Tộc & các Chùa . Giống như tên gọi, nghề này có hai công đoạn chính là sơn son và thiếp vàng. Trong đó, sơn son là sơn một lớp sơn ta màu đỏ tươi hoặc màu đen  và thiếp vàng là dát những lá vàng mỏng lên bề mặt đồ vật.

Nghề sơn son thiếp vàng là tổng hợp của nhiều nghề khác nhau, như biết chế tác trên đá , gỗ , kim loại và cả kiến trúc xây dựng  … và có kiến thức về mỹ thuật theo phong cách của từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Nghề này đòi hỏi tính thẩm mỹ cao , sự kiên trì , tỉ mỉ  và cả năng khiếu bấm sinh của người thợ.

Ở nước ta , trước kia, các Vua Chúa ,  gia đình, dòng họ có địa vị thường mời thợ đến nhà làm những bức hoành phi, cuốn thư, câu đối, bình phong sơn son thiếp vàng để dựng trong phòng thờ, phòng khách, nhưng cũng có khi được dùng để mừng những sự kiện quan trọng như tân gia, khi nhận chức, nhận sắc phong…. Đa số cái quý vật để sơn son tốt nhất thì thường được làm bằng gỗ Mít . Người ta chọn gỗ Mít vì 2 lý do: Thứ nhất là vấn đề tâm linh, gỗ Mít từ lâu đã được coi là thứ gỗ “lành, ấm” vì vậy được chọn làm đồ thờ. Lý do thứ 2 quan trọng hơn, đó là đặc tính cực kỳ ổn định của gỗ mít. Không có một loại gỗ nào ổn định được như mít.

Quy trình để làm một món sơn thếp

Ví dụ cuốn thư như sau: Làm ngang (ghép gỗ), đục chạm, và sơn.

- Trong khâu sơn bao gồm: Sơn bả, khâu này có thể làm bằng sơn ta hoặc sơn tàu (sơn công nghiệp). Sau đó đến thếp (vàng, hoặc bạc), rồi đến lọng son hoặc then đen.

- Khâu phức tạp nhất là khâu sơn bả, đặc biệt với sơn ta. Khâu thếp vàng ít phức tạp hơn, chủ yếu cần thợ tỉ mỉ, cẩn thận để tiết kiệm vàng (bạc thì vì rất rẻ tiền nên không quan trọng).

- Thếp vàng chỉ quan trọng khi được thếp lên sơn ta, vì tùy vào độ “chín” của sơn sẽ cho ra mầu sắc của vàng.

Còn lọng son thì rất đơn giản. Chỉ cần cẩn thận là đủ.

Trên lý thuyết về các nghề thủ công thì một chỉ vàng sẽ làm được 2 quỳ ( 2 cọc lá vàng mỏng ) , mỗi Quỳ gồm 10 Thếp, mỗi Thếp gồm 40 lá vàng vuông độ hơn 1,5cm. Như vậy 1 Quỳ xếp sát nhau được 0,1 m2 và 1 chỉ sẽ được 0,2 m2 . Nhưng trên thực tế thếp vàng như là xếp ngói, nên thực tế thếp vàng sẽ bị hao vàng rất nhiều. Tay nghề của người thợ thếp vàng được đánh giá ở chỗ này, đó là thếp thế nào để đỡ hao vàng.

Ngày nay  có một loại vàng để thếp bản to hơn, gọi là vàng Nhật, vàng này sau khi thếp không được bóng như vàng ta vẫn dùng, vì vậy thếp xong phải phủ 1 lớp dầu để tạo độ bóng và sáng.

Cái công đã quý như thế nhưng cái đẹp còn quý hơn nhiều , trước hết là màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào , màu vàng phải sáng , trong và bền . Hình trang trí quanh những tấm hoành phi được thiếp vàng tinh xảo vừa mang giá trị nghệ thuật vừa mang nhiều ý nghĩa tượng trưng như lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh (thể hiện sự cao quý), hoa lá, bút kiếm (thể hiện văn võ song toàn)…

Chính vì thế mà những món đồ sơn son thiếp vàng vô cùng quý giá và có giá trị tinh thần và kinh tế vô cùng cao . Như  vậy nên gia chủ phải cẩn thận, tỉ mỉ khi lưu giữ, bảo quản.  Theo kinh nghiệm bảo quản đồ của mình thì không bao giờ được dùng khăn ướt để lau chùi đồ sơn thiếp mà chỉ được dùng khăn khô hay các cây phất trần , mỗi khi lau phải thật chăm chút, nhẹ nhàng vì lau mạnh về lâu dài sẽ làm mòn thếp .

Hiện nay có 3 làng nghề nổi tiếng về Thếp Vàng đó là : Làng Kiêu Kỵ , huyện Gia Lâm, Hà Nội là làng nghề có tiếng thếp vàng, chủ yếu là đồ thờ tam sự, ngũ sự, hoành phi , câu đối  ,  cùng tượng Phật. Làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức cũng là nơi giỏi nghề thếp. Ở Huế thì làng Tiên Nôn  là nơi từng cung cấp các vật dụng thếp vàng cho triều đình nhà Nguyễn . Đối với vua chúa và các nhà quyền quý thì những vật thường dụng kể cả bàn ghế , sập  gỗ,tủ chè …..

Phạm Thành Trung Xin cảm ơn các Bạn đã đọc bài viết của mình , hy vọng với bài viết  giới thiệu về Nghệ thuật truyền thống Sơn son thiếp vàng  của mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn và trân trọng những giá trị truyền thống , tinh hóa văn hóa của thế hệ nghệ nhân cha ông chúng ta đã gửi gắm vào những quý vật này .

Thế Giới Đồ Gỗ Xưa & Nay – Chia sẻ kiến thức – Kết nối đam mê.

Cùng Danh Mục

Smiley face
Hơn 36 triệu USD cho một ly uống rượu thời Minh đã phá kỷ lục
Smiley face
Hơn 36 triệu USD cho một ly uống rượu thời Minh đã phá kỷ lục
Smiley face
Hơn 36 triệu USD cho một ly uống rượu thời Minh đã phá kỷ lục

Liên Quan Khác